[Tư vấn] Có nên sử dụng bình giữ nhiệt để bảo quản sữa mẹ hay không?

Bảo quản sữa mẹ trong bình giữ nhiệt là cách mà nhiều mẹ sử dụng để bảo quản sữa ấm hoặc sữa lạnh cho con sử dụng, nhất là với các mẹ cho bé di chuyển đường dài trên máy bay hay oto, tàu hỏa. Việc giữ sữa trong bình giữ nhiệt sẽ bảo quản được bao lâu? Sữa để trong bình giữ nhiệt có bị biến chất hay gặp vấn đề gì không? Cùng mayvatsuame.com tìm hiểu nhé.

1. Có nên bảo quản sữa mẹ trong bình giữ nhiệt?

Bình giữ nhiệt ngày nay được xem là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình vì tính tiện ích của nó. Mẹ có thể sử dụng bình giữ nhiệt để bảo quản sữa khi cần di chuyển ra ngoài. Với cơ chế giữ nhiệt của bình, mẹ có thể giữ sữa nóng hoặc lạnh đều được

Bảo quản sữa nóng trong bình giữ nhiệt

Với bình giữ nhiệt, thời gian giữ ấm cho chất lỏng có thể kéo dài tối đa đến 8 tiếng, tùy vào điều kiện môi trường. Tuy nhiên với sữa đã được hâm ấm hoặc sữa pha sẵn cho bé, mẹ chỉ nên bảo quản sữa trong bình giữ nhiệt khoảng 1h. Bình có tác dụng giữ mức nhiệt độ của sữa ở khoảng 35 – 40 độ C chứ không có tác dụng kéo dài thời gian bảo quản. Mà với sữa ấm thì chỉ nên dùng trong vòng 1 – 2h sau khi hâm. Vậy nên mẹ không nên bảo quản sữa trong bình nếu muốn kéo dài thời gian bảo quản

Bảo quản sữa mẹ trong bình giữ nhiệt
Bảo quản sữa mẹ trong bình giữ nhiệt

Bảo quản sữa lạnh trong bình giữ nhiệt

Đối với sữa lạnh, thời gian bảo quản trong bình giữ nhiệt sẽ lâu hơn, có thể kéo dài đến 24 tiếng. Mẹ có thể bỏ trực tiếp sữa từ tủ lạnh vào bình giữ nhiệt để bảo quản. 

Bình giữ nhiệt là vật dụng có thể giúp bảo quản sữa mẹ khi cần phải di chuyển, trong trường hợp có tủ lạnh hoặc bình ủ thì mẹ nên sử dụng để bảo quản sữa được tốt hơn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra, cần lưu ý những gì?

2. Bảo quản sữa mẹ trong bình ủ sữa

Mẹ pha sữa hoặc hâm ấm sữa như bình thường cho bé sau đó cho cả bình sữa vào trong bình ủ sữa hoặc túi ủ sữa. Thời gian bảo quản sữa trong bình ủ cũng không quá 2h, mẹ nên cho bé sử dụng để tránh việc sữa biến chất

Ngoài ra nếu không muốn pha sữa trước, mẹ có thể cho nước ấm với nhiệt độ đủ pha sữa vào bình ủ và mang theo sữa bột hoặc sữa thanh, đến khi cần dùng thì man ra pha cho bé, như vậy sẽ giữ được sữa lâu hơn

3. Cách bảo quản sữa khi không có tủ lạnh

Không phải khi nào sữa vắt ra cũng có thể bảo quản ngay trong tủ lạnh, nhiều khi mẹ vắt sữa ở bên ngoài nên cần phải bảo quản sữa cấp tốc. Túi đá khô chính là phương pháp bảo quản sữa khi không có tủ lạnh mà hầu hết các mẹ lựa chọn. Thời gian bảo quản sữa mẹ bằng đá khô có thể kéo dài đến 8 tiếng mà sữa không bị hỏng hay biến chất.

Bảo quản sữa mẹ trong bình giữ nhiệt
Bảo quản sữa mẹ bằng đá khô

Cách sửa dụng túi đá khô bảo quản sữa mẹ

– Cho túi đá khô vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 12 tiếng đến khi túi đá khô rắn lại

– Cho sữa đã vắt vào bình trữ rồi xếp vào túi giữ nhiệt, chèn túi đá khô vào giữa các bình sữa sao cho có ít nhất 2 túi đá chạm vào 1 bình sữa.

– Đóng nắp túi giữ nhiệt và để ở nơi khô thoáng, tránh để ở các nơi gần nguồn nhiệt như cốp xe, bóng đèn, máy sưởi, …

Đối với các cách bảo quản trên, có thể sẽ gặp vấn đề sữa hỏng, xuất hiện mùi lạ bất thường, mẹ cần để ý các dấu hiệu sau để biết sữa mẹ có bị hỏng không trong quá trình bảo quản không tủ lạnh

Dấu hiệu nhận biết sữa bị hỏng

– Sữa có mùi bất thường: Ngửi bằng mũi là cách đầu tiên và cũng rõ ràng nhất để biết được sữa đã hỏng hay chưa. Sữa thường không có mùi, ngược lại, sữa hỏng sẽ có mùi khó chịu.

– Váng sữa không tan: nếu quá thời gian bảo quản vài giờ thì thường ít xuất hiện dấu hiệu này, tuy nhiên không phải là không có. Nếu mẹ thấy váng sữa trên bề mặt không tan được thì có thể đó là biểu hiện của sữa đã bị hỏng

– Sữa có vị lạ: Sữa thông thường hơi béo ngậy, vị nhạt, không quá mặn hay ngọt, nếu nếm thấy có vị khác lạ như vị tanh, chua thì sữa đã bị hỏng, dinh dưỡng trong sữa không còn được đảm bảo.

Trên đây là các cách bảo quản sữa khi không có tủ lạnh, mẹ có thể bảo quản sữa mẹ trong bình ủ sữa, bằng túi đá khô, bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng … để giữ được nhiệt độ thích hợp cho sữa và cũng để kéo dài thời gian “sống” của sữa.

>>> Tin liên quan:

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

BÌNH LUẬN

THEO DÕI

22,309FansLike
2,508FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
spot_imgspot_img

BÀI VIẾT HAY NHẤT