Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên do không phải lúc nào bé cũng có thể bú trực tiếp nên việc vắt sữa để bé uống dần là điều vô cùng phổ biến. Vậy sữa mẹ có thể bảo quản bao lâu? Cách bảo quản sữa mẹ uống trong ngày như thế nào để giữ nguyên dưỡng chất?
Sữa mẹ sau khi vắt có thể bảo quản bao lâu?
Sữa mẹ chứa rất nhiều dưỡng chất, đặc biệt là là hàm lượng đường đơn và đường đôi dồi dào. Đường trong sữa mẹ giúp bé dễ hấp thụ hơn so với các dạng đường tinh luyện. Tuy nhiên chúng rất dễ lên men và biến chất nếu để lâu ở môi trường bên ngoài.
Trong sữa mẹ cũng chứa đa dạng các loại acid amin phù hợp với hệ tiêu hóa non yếu của trẻ. Nhưng loại đạm này cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển. Do đó, nguy cơ biến chất và mất chất của sữa mẹ khi để ở môi trường bên ngoài là rất cao. Nếu cho bé uống sẽ có nguy cơ gây tiêu chảy và nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
Cách lưu trữ sữa mẹ sẽ quyết định hạn sử dụng của sữa mẹ là bao lâu để đảm bảo giá trị dinh dưỡng:
- Nếu được vắt và bảo quản ở nhiệt độ 26 độ C, sữa mẹ có thể trữ được tối đa trong 4 tiếng. Đây là thời gian tối ưu nhất để đảm bảo sữa mẹ vẫn còn nguyên giá trị dinh dưỡng.
- Nếu muốn bảo quản được 24 tiếng, mẹ cần để sữa đã vắt vào máy làm mát cách nhiệt. Máy làm mát cách nhiệt với đá giúp sữa mẹ bảo quản được lâu hơn và không cho vi khuẩn có cơ hội phát triển.
- Nếu bảo quản sữa mẹ tại các khu vực có nhiệt độ lạnh sâu như ngăn đá tủ lạnh thì có thể bảo quản trong vòng 5 ngày. Tuy nhiên mẹ cần đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ và nếu được thì thời gian sử dụng tối ưu là trong vòng 3 ngày.
- Ngoài ra mẹ cũng có thể sử dụng tủ đông để bảo quản sữa mẹ. Đây là môi trường lạnh đặc biệt nên thời gian trữ sữa có thể lên tới 12 tháng. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng sữa mẹ tốt nhất thì mẹ chỉ nên sử dụng trong vòng 6 tháng.
Một điều đặc biệt lưu ý khi bảo quản sữa mẹ trong ngày đó là sau khi vắt nên được bảo quản ngay, tránh để bên ngoài hơn 48 tiếng. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần hiểu việc bảo quản sữa có tốt đến đâu thì vẫn có những hạn chế nhất định. Một trong số đó là hàm lượng vitamin C sẽ mất dần theo thời gian.
Cách bảo quản sữa mẹ uống trong ngày
Thông thường, mỗi mẹ sẽ có những cữ sữa khác nhau trong ngày. Khi sữa đã được vắt ra mẹ cần bảo quản trong đồ đựng làm từ nhựa cứng hoặc thủy sinh có nắp sạch. Hoặc để tăng sự an toàn, mẹ có thể sử dụng túi zip, sau đó đựng vào hộp nhựa đậy kín và đem bảo quản trong tủ lạnh. Cách bảo quản sữa mẹ đúng trong ngày để đảm bảo vệ nguyên giá trị dinh dưỡng mẹ cần tuân thủ nguyên tắc:
Đánh dấu giờ vắt sữa
Để đảm bảo sữa được dùng trong thời gian tối ưu nhất, mẹ nên viết giờ vắt sữa lên một miếng băng dính không thấm nước. Sau đó, dán băng dính lên bình túi đựng sữa trước khi đem đi bảo quản.
Bên cạnh đó, để tránh lãng phí sữa, mẹ có thể chia nhỏ thành từng phần để bảo quản. Ban đầu có thể là khoảng 60-120ml cho mỗi bình trữ sữa, sau đó mẹ có thể điều chỉnh lại để phù hợp với cữ sữa của bé.
Không cho sữa ấm lẫn với sữa đông
Nguyên tắc thứ 2 trong cách bảo quản sữa mẹ dùng trong ngày đó là không bao giờ được cho sữa ấm vào sữa đông lạnh. Bởi khi cho sữa ấm vào sẽ khiến sữa đông lạnh bị rã đông 1 phần, hai nhiệt độ khác nhau dễ dẫn đến nảy sinh vi khuẩn, khiến sữa mau hư hỏng. Mẹ chỉ có thể trộn chung sữa mới vắt với sữa đã vắt trước đó nhiều nhất 3 tiếng và phải đảo bảo rằng sữa mới được vắt ra đã được làm mát.
Sữa được vắt tại các thời điểm khác nhau trong ngày nên được bảo quản trong các đồ đựng riêng. Các phần sữa vắt trước nên cho bé uống trước để tránh lãng phí.
Không rã đông sữa ở nhiệt độ phòng
Nguyên tắc thứ 3 trong cách bảo quản sữa mẹ trong ngày là tuyệt đối không rã đông sữa ở nhiệt độ phòng. Vì điều này sẽ hỗ trợ tạo ra môi trường thuận lợi giúp khiến vi khuẩn tăng lên trong sữa.
Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên rã đông sữa cho bé bằng lò vi sóng hoặc trên bếp. Bởi sử dụng lượng nhiệt quá lớn sẽ khiến một phần sữa quá nóng trong khi những phần khác vẫn lạnh. Quá trình này có thể tác động tiêu cực đến các kháng thể của sữa làm giảm hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa mẹ.
Cách rã đông đúng đó là hâm nóng sữa mẹ ở nhiệt độ khoảng 40 độ C hoặc đặt dưới vòi nước ấm đang chảy. Sữa mẹ khi được làm ấm sẽ tách thành từng lớp và lớp kem sẽ nổi lên trên cùng. Khi cho bé bú mẹ nên lắc bình sữa nhẹ nhàng để các lớp sữa trộn đều vào với nhau. Nếu bé bú không hết, phần sữa còn lại chỉ nên cho bé bú trong vòng 1 tiếng. Nếu vẫn thừa thì nên bỏ đi và không nên tái đông sữa đã rã đông.
Trên đây là cách bảo quản sữa mẹ uống trong ngày đảm bảo giữ nguyên giá trị dinh dưỡng mẹ nên tham khảo. Hy vọng bài viết mayvatsuame.com đã giúp bố mẹ có thêm thông tin hữu ích cho hành trình trữ sữa và nuôi con lâu dài.
Tin liên quan: