Tích trữ sữa mẹ là một cứu cánh cho các bà mẹ không có điều kiện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ. Việc bảo quản sữa mẹ chung với thức ăn, các thực phẩm sống trong tủ lạnh có làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa?. Trong vài viết này mayvatsuame.com sẽ giúp bạn tìm ra được câu trả lời.
Làm thế nào để bảo quản sữa mẹ tốt nhất?
Ngoài việc dùng các loại túi bảo quản sữa mẹ, hãy nhớ mỗi vật dụng bảo quản đều phải để rõ thông tin ngày vắt sữa (nên sử dụng các loại nhãn chống nước để mực không bị nhờ đi). Nếu trong tủ trữ sữa còn có sữa của mẹ khác thì hãy ghi thêm cả tên em bé bên cạnh để tránh nhầm lẫn.
Khu vực bảo quản sữa mẹ tốt nhất trong tủ lạnh hay tủ đông là ở phía sâu bên trong, nơi mà có nhiệt độ ổn định và thấp nhất. Nếu không còn chỗ để trữ sữa trong tủ lạnh hoặc tủ đông, mẹ có thể tham khảo cách bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng hoặc trong thùng giữ nhiệt.
Mỗi vật dụng trữ sữa mẹ chỉ nên chứa một lượng vừa đủ cho một cữ ăn của bé, tránh để thừa gây lãng phí hoặc ít quá lại phải pha thêm đều không tốt.
Nếu là lần đầu tiên tích trữ, mẹ có thể thử với thể tích từ 2 đến 4 ounce (~ 59 – 118ml), sau một vài cữ bú của bé xem thế nào rồi điều chỉnh. Ngoài ra, để chắc chắn, mẹ cũng có thể mua những loại túi bảo quản sữa mẹ nhỏ hơn, chứa được khoảng 30-50ml sữa để dự phòng cho những lần bé bú chưa đủ cữ.
Khi bảo quản sữa mẹ trong tủ đông, thể tích sữa mẹ sẽ tăng lên, vì thế mà không nên đổ quá đầy sữa vào vật dụng tích trữ.
Sữa mẹ vắt trong ngày có để chung với thức ăn được không?
Đa phần các mẹ vì muốn nhanh nên thường bảo quản sữa mẹ chung với thức ăn mà không biết được tác hại khi làm vậy. Sữa không được bảo quản riêng biệt, để chung lẫn lộn với các thực phẩm khác, đặc biệt là các loại thịt sống vô tình tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có hại len lỏi vào sữa. Đây là nguy cơ lớn nhất làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ.
Do đó, các mẹ tuyệt đối không nên bảo quản sữa mẹ chung với thức ăn, hãy sử dụng ngăn để sữa riêng hoặc tủ trữ đông sữa mẹ riêng. Bảo quản sữa mẹ trữ đông chỉ nên để trong ngăn đông lạnh, không nên trữ đông sữa ở cả bên cánh tủ.
Cách sử dụng túi và bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh:
Bước 1: Rửa tay sạch sẽ và chuẩn bị dụng cụ hút sữa, túi trữ sữa.
Bước 2: Xé mép túi trữ sữa và tách lớp khóa zip ra. Đổ sữa mẹ đã vắt vào túi, không nên đổ đầy mà nên cách mép túi 2 – 3 cm để có chỗ cho sự giãn nở của chất lỏng. Vuốt nhẹ cho lớp không khí còn trong túi thoát hết ra ngoài. Sau đó kéo lớp khóa zip lại.
Bước 3: Lấy bút lông ghi lại ngày giờ vắt sữa, dùng hộp riêng để đựng túi trữ sữa hoặc để túi sữa trong ngăn mát hoặc ngăn đông tủ lạnh.
Lưu ý khi bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh:
Không trộn sữa mẹ mới vắt vào chung với sữa đang trữ đông hay sữa đang bảo quản trong ngăn mát, vì nhiệt độ sữa cấp đông hay sữa trong ngăn mát sẽ không còn đủ lạnh.
Với các cữ sữa được vắt tại các thời điểm gần nhau trong một ngày nên được làm lạnh cùng một nhiệt độ thì có thể trộn chung được với nhau và làm lạnh như thường
Dựng đứng bình/túi trữ sữa khi đặt vào tủ lạnh.
Thời gian trữ sữa mẹ trong tủ lạnh là bao lâu?
Thời gian ghi nhận trong bảng đã được các nghiên cứu đưa ra kết luận. Những con số nhỏ trong dấu () tương ứng với nghiên cứu được đánh số ở phần Tài Liệu Tham Khảo.
TỐT NHẤT nên lấy MỐC LÝ TƯỞNG với điều kiện khí hậu và vệ sinh ở Việt Nam.
Theo lý thuyết của hãng, túi giữa nhiệt kèm đá khô của Medela giữ sữa lạnh trong vòng 12 giờ. Trên thực tế tham khảo các mẹ, có lẽ do xứ của ta là xứ nhiệt đới, nên thời gian giữ lạnh được 6-8 tiếng (mùa lạnh có thể được 8 tiếng)
Để biết rõ hơn về thời gian bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh bao lâu bạn có thể xem bài viết trước của chúng tôi tại đây
Bài viết bảo quản sữa mẹ để chung với thức ăn được không trên đây hy vọng đã giúp các mẹ biết cách bảo quản sữa sao cho đúng. Cẩn thận hơn, mẹ hãy nếm hoặc ngửi qua sữa của mình sau khi vắt, sau thời gian bảo quản trong ngăn mát, sau khi rã đông để biết mùi vị sữa sau bảo quản như thế nào là bình thường nhé. Sữa hỏng sẽ có mùi bị khác, thường thì có mùi hôi khó chịu và có vị chua.
>>> Tin liên quan: