Sữa mẹ cũng giống như thức ăn với hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Trong 448ml sữa mẹ cung cấp đến 43% protein cần thiết cho trẻ, 75% lượng vitamin A, 94% lượng vitamin cần thiết. Chính vì giàu dinh dưỡng nên sữa mẹ cũng có thể hỏng giống như thức ăn. Vậy cách bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng như thế nào để sữa vẫn giữ được dinh dưỡng và bảo quản được lâu nhất?
1. Những điều mẹ cần biết về sữa mẹ
Sữa mẹ giống như vắc xin đầu tiên của trẻ sơ sinh, giúp bảo vệ trẻ khỏi các vi khuẩn và tác động gây hại. Theo tổ chức WHO, UNICEF khuyến cáo, trẻ nhỏ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong suốt 6 tháng đầu đời và nên được bú mẹ đến hết giai đoạn 2 tuổi. Không ít bà mẹ thắc mắc việc cho con bú lâu như vậy liệu có còn chất gì không? Có thể trả lời bằng hàm lượng dinh dưỡng mà sữa mẹ trong năm thứ 2 cung cấp cho trẻ:
Cứ trong 448ml sữa mẹ cung cấp cho bé hàm lượng dinh dưỡng cần thiết đến:
– Năng lượng: 29%
– Protein: 40%
– Canxi: 36%
– Vitamin A: 75%
– Folate: 76%
– Vitamin B12: 94%
– Vitamin C: 60%
Do vậy, mẹ nên cho bé bú sữa trong suốt 2 năm đầu đời để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường miễn dịch.
2. Thời gian bảo quản sữa mẹ
Bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ thường hay ở mỗi mức nhiệt độ khác nhau sẽ có thời gian bảo quản khác nhau.
– Bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng >29 độ C: tối đa 1h
– Bảo quản sữa mẹ trong phòng điều hòa <26 độ C: tối đa 6h
– Bảo quản sữa mẹ bằng túi đá khô: tối đa 8h
– Bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh: tối đa 48h
– Sữa trữ đông trong ngăn đá của tủ lạnh loại nhỏ, loại có 1 cánh cửa: tối đa 2 tuần
– Bảo quản trong ngăn đá của tủ lạnh loại có 2 cửa, ngăn đá có cửa riêng: tối đa 3 tháng
– Sử dụng tủ đông chuyên dụng, loại tủ lạnh được sử dụng với mục đích trữ đông thức ăn: tối đa 6 tháng. Như vậy việc bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ bao nhiêu còn phụ thuộc vào mong muốn của mẹ muốn bảo quản sữa trong bao lâu. Nếu sữa mẹ vắt ra và cho con dùng ngay hoặc dùng trong vòng 1h thì hoàn toàn có thể để trong bình sữa và ở phòng có nhiệt độ cao đến hơn 29 độ C được. Nếu mẹ để sữa trong bình và đặt trong phòng có điều hòa với mức nhiệt độ thấp hơn 26 độ C thì có thể dùng sữa trong vòng 6h cho bé. Nếu bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh thì có thể giữ sữa trong khoảng 48h hoặc lâu đến 6 tháng, tùy vào cách bảo quản của mẹ.
Còn đối với sữa mẹ khi hâm nóng, việc mẹ có thể bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ 40 độ C có thể dùng được trong vòng 1h. Nếu quá thời gian này mẹ nên bỏ sữa, không cho bé sử dụng vì có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
3. Cách bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ thường
Với nhiệt độ thường, thời gian bảo quản sữa thường chỉ kéo dài trong vài giờ, thậm chí là trong 1h nếu ở nhiệt độ cao. Cách bảo quản sữa mẹ ở ngoài như sau:
– Tiệt trùng dụng cụ hút sữa, vệ sinh tay sạch sẽ
– Sữa vắt ra bình trữ sữa, đậy nắp lại rồi để ở nơi khô ráo, không có ánh nắng trực tiếp
Một vài lưu ý khi bảo quản sữa mẹ nhiệt độ phòng:
– Nên đậy nắp bình trữ sữa thay vì núm ty bình sữa để không dụ dỗ ruồi, muỗi, kiến
– Không để bình sữa ở gần máy móc, thiết bị gây nóng như tủ lạnh, máy tính, …
– Luôn kiểm tra sữa trước khi cho con ty bình
4. Dấu hiệu nhận biết sữa mẹ bị hỏng
Vì bảo quản ở nhiệt độ thường nên thời gian bảo quản khá ngắn, phụ thuộc rất nhiều vào mức nhiệt độ trong phòng. Vậy nên trước khi cho con ty bình sữa mẹ, mẹ cần kiểm tra sữa xem đã hỏng chưa. Dấu hiệu nhận biết sữa mẹ đã bị hỏng:
– Sữa có mùi bất thường: sữa có mùi tanh, chua, khó chịu
– Sữa mẹ bị nổi váng: Trong thành phần của sữa mẹ có hàm lượng chất béo không nhỏ, do vậy việc sữa nổi váng là điều bình thường. Nếu thấy váng trôi nổi trên bề mặt, dù lắc vẫn tách biệt hẳn với lớp sữa thì rất có thể sữa mẹ đã bị hư hỏng quá hạn, nên loại bỏ không nên cho bé bú nữa.
– Sữa có vị lạ: Ngoài việc kiểm tra bằng mắt thường hay bằng cách cảm nhận mùi lạ từ sữa thì mẹ có thể nếm thử nếu chưa chắc chắn. Nếu ở điều kiện bình thường, sữa mẹ sẽ có mùi thơm đặc trưng hơi béo ngậy, vị nhạt, không quá mặn hay ngọt. Nếu nếm thấy có vị khác lạ (vị tanh, chua, mùi hôi khó chịu..) thì có thể sữa đã bị hỏng, dinh dưỡng trong sữa không còn được đảm bảo, mẹ cũng không nên cho bé dùng sữa này nữa.
Trên đây là cách bảo quản sữa mẹ bên ngoài hay bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng, các mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ để mang đến cho bé nguồn sữa tốt nhất nhé. Mayvatsuame.com chúc mẹ nuôi con an toàn và mạnh khỏe!
>>> Tin liên quan: