Hiện tượng tắc tia sữa có thể gặp ở bất cứ thời điểm nào sau sinh, hay gặp nhất là trong tuần lễ đầu tiên. Theo thống kê cho thấy, có tới 15% phụ nữ đang cho con bú gặp tình trạng cương vú, căng tức vú, bên cạnh đó là trường hợp bị tắc tia sữa phát sốt hay tắc tia sữa nổi cục cứng. Cùng mayvatsuame.com đi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa, triệu chứng tắc tia sữa và cách chữa tắc tia sữa như thế nào hiệu quả nhé.
Nguyên nhân gây tắc tia sữa ở phụ nữ cho con bú
Có nhiều nguyên nhân gây tắc sữa ở phụ nữ cho con bú, có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, có thể kể để như là:
Tắc tia sữa do mới sinh con
Sau khi sinh, một số phụ nữ gặp phải tình trạng tắc tia sữa. Mặc dù trong bầu ngực có rất nhiều sữa nhưng vẫn không thể nào chảy ra ngoài cho bé bú được. Việc sữa bị ứ đọng trong bầu ngực dẫn đến tình trạng căng cứng và có khi phát sốt nhẹ
Tắc tia sữa do sữa mẹ dư thừa
Đa phần, nguyên nhân gây tắc tia sữa ở mẹ là do mẹ cho bé bú không hết, sữa còn thừa trong bầu ngực không được hút hết ra ngoài khi bé đã bú no dẫn đến việc ứ đọng sữa, gây tắc nghẽn.
Tắc tia sữa do ít hút sữa ra ngoài
Nếu không thường xuyên hút sữa ra ngoài hoặc ít hút sữa, bạn rất dễ gặp tình trạng tắc tia sữa. Trường hợp bạn dùng máy hút sữa, nhưng lực hút của máy yếu không thể hút hết sữa ra ngoài cũng khiến sữa bị tắc.
Tắc tia sữa do ngực chịu áp lực
Sau sinh nếu bạn mặc một chiếc áo ngực quá chật, quá bó hoặc địu em bé trước ngực quá lâu cũng gây tắc tia sữa. Bên cạnh đó, việc nằm sấp khi ngủ mỗi ngày hay tập thể thao không đúng cách cũng gây ra tình trạng tương tự.
Do con ngậm ti mẹ không đúng
Khi bé ngậm ti mẹ, bú mẹ không đúng cách cũng là nguyên nhân gây tắc sữa do bé không thể bú hết lượng sữa mẹ sản xuất ra. Sữa tồn đọng làm tắc tia sữa ở mẹ sau sinh.
Do mẹ không cho con bú thường xuyên
Vì một lý do nào đó, mẹ không thể đảm bảo cho con được bú sữa mẹ mỗi ngày hoặc không hút sữa ra khỏi bầu ngực trong khoảng 5 giờ đến 1 ngày (khi không cho con bú) cũng dẫn đến tình trạng tắc tia sữa sau sinh.
Do mẹ bị căng thẳng, stress sau sinh
Tâm trạng sau sinh có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động hằng ngày của cơ thể. Căng thẳng, stress kéo dài vô tình làm chậm quá sản sinh hormone oxytocin¹ – hormone này góp phần quan trọng trong việc giải phóng sữa. Vì thế hãy để tâm trạng của bạn luôn được thư giãn, thoải mái, lấy lại tinh thần lạc quan sau khi sinh.
Triệu chứng tắc sữa như thế nào?
- Đầu tiên, triệu chứng tắc tia sữa dễ dàng nhận biết nhất là khi sờ vào bầu vú, mẹ cảm nhận thấy cưng cứng ở một hoặc nhiều điểm quanh ngực. Ngực căng cứng theo mức độ tăng dần, gây cảm giác đau nhức, khó chịu.
- Tiếp theo đó là tình trạng không tiết sữa hoặc sữa tiết ra ít, vắt thế nào cũng không ra. Một vài trường hợp mẹ bị tắc tuyến sữa gây sốt hoặc nổi cục đau. Việc khai thông ống dẫn sữa sớm giúp giảm thiểu tình trạng tắc sữa và hạn chế hậu quả do tắc tia sữa kéo dài.
Cách điều trị tắc tia sữa tại nhà hiệu quả
Khi bị tắc tia sữa, mẹ có thể điều trị bằng cách vắt sữa để thông tia, có thể dùng tay hoặc dùng máy hút sữa, cách chữa tắc tia sữa bằng mẹo dân gian. Khi thông được tia sữa sẽ hết sốt, không bị viêm tuyến sữa hay áp xe bầu ngực. Sữa thông được bằng cách này thì không cần dùng tới kháng sinh, còn trường hợp tắc tia sữa lâu ngày gây viêm nhiễm nặng cần phải dùng thời kháng sinh. Hoặc có thể phải kết hợp thêm biện pháp trích tháo mủ mới khỏi hẳn được.
Nếu mẹ bị tắc tia sữa phát sốt, bé đang bú sữa mẹ bị rối loạn tiêu hóa (đi ngoài phân xanh, thậm chí tiêu chảy do sữa lẫn mủ) thì trong thời gian điều trị không nên cho bé bú, khi khỏi hẳn mới cho bé bú lại. Khi đầu vú mẹ bị nứt hoặc xây xát thì cần phải được điều trị tích cực.
Trường hợp tắc tia sữa thành cục cứng, gây khó chịu vùng ngực thì bạn nên cho trẻ bú nhiều lần hơn để sữa được hút bớt ra. Hoặc có thể dùng tay vừa massage, vừa nhẹ nhàng nắn nhẹ, kết hợp với phương pháp chườm ấm để thông tia sữa. Bên cạnh đó, nghỉ ngơi nhiều hơn, bổ sung nhiều nước cho cơ thể.
Khi đã áp dụng tất cả các biện pháp trên mà tình hình không có chuyển biến tốt cần lập tức đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời, tránh để lâu gây áp xe tuyến vú rất nguy hiểm và các biến chứng không đáng có.
Cách phòng tránh tắc tia sữa cho mẹ sau sinh
Qua những yếu tố được đề cập trong bài viết trên đây, nếu người mẹ muốn phòng tắc tia sữa hiệu quả thì cần loại trừ được hết các nguyên nhân gây tắc tia sữa và các nguy cơ gây tắc nghẽn. Ngoài ra cần lưu ý một số điều như sau:
- Thời gian cho bé bú sau sinh càng sớm càng tốt và bú liên tục theo nhu cầu.
- Nghỉ ngơi điều độ, đảm bảo cho bé bú đúng giờ, giờ giấc hút sữa
- Bổ sung lượng nước uống cao hơn nhiều lần so với thường ngày, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.
- Hạn chế ăn chất béo bão hòa và giữ tinh thần thoải mái trước khi sinh.
Tình trạng tắc tia sữa nếu không được giải quyết nhanh chóng có thể dẫn đến các vấn đề lớn hơn, ví dụ như viêm vú hoặc dừng hẳn việc ra sữa, từ đó gây ra nhiễm trùng. Do đó mà mẹ cần chú ý phát hiện sớm các triệu chứng tắc tia sữa để có cách điều trị kịp thời nhé.
>>> Tin liên quan: