Cách vệ sinh phụ kiện máy hút sữa tiết kiệm thời gian cho mẹ

Máy hút sữa đã là vật dụng quen thuộc của các mẹ bỉm, đặc biệt các mẹ đang có con dưới 1 tuổi. Một trong những vấn đề được các mẹ quan tâm rất nhiều là cách vệ sinh phụ kiện máy hút sữa sao cho đúng cách để tránh làm rách, hỏng mà vẫn đảm bảo sạch và an toàn khi hút sữa cho bé. Cùng xem các bước hướng dẫn vệ sinh phụ kiện máy hút sữa dưới đây của mayvatsuame.com các mẹ nhé!

1. Phụ kiện nào của máy hút sữa cần vệ sinh?

Vệ sinh phụ kiện máy hút sữa cầm tay

Đối với máy hút sữa cầm tay, vì không liên quan đến động cơ điện nên tất cả các bộ phận của máy hút sữa cầm tay đều cần vệ sinh. Lưu ý trước khi tháo các phụ kiện của máy cầm tay, mẹ nên vệ sinh tay. Sử dụng nước rửa bình để vệ sinh phụ kiện. Với van gió mỏng manh, hãy rửa thật nhẹ tay.

cách vệ sinh phụ kiện máy hút sữa
Vệ sinh phụ kiện máy hút sữa cầm tay

Vệ sinh phụ kiện máy hút sữa điện

Nhiều mẹ vẫn nhầm tưởng rằng đối với máy hút sữa điện phần động cơ không được phép vệ sinh, điều này không hoàn toàn đúng, các phụ kiện không liên quan đến nguồn điện như bình trữ sữa, dây dẫn, phễu hút, các loại van, cổ phễu cần được làm sạch bằng nước rửa bình và nước sôi. Đối với các phụ kiện liên quan đến điện, pin như sạc, thân máy, adpater, mẹ vẫn nên vệ sinh bằng khăn ẩm, không vệ sinh trực tiếp vào phần tiếp xúc như tiếp pin, lỗ cắm điện

2. Hướng dẫn vệ sinh phụ kiện máy hút sữa đúng cách

Vệ sinh phụ kiện máy hút sữa khi mới mua về

– Bình sữa, phễu hút rửa sạch với nước rửa bình sau đó luộc khoảng 2 – 3 phút hoặc tiệt trùng trong máy tiệt trùng bình sữa

– Van gió, van trắng, van vàng rửa sạch với nước ấm, nhẹ tay. Lưu ý không xả trực tiếp dưới vòi nước cũng không luộc trong nước sôi

– Các bộ phận khác không có nguồn điện, pin: vệ sinh với nước rửa bình sau đó rửa lại với nước sạch.

cách vệ sinh phụ kiện máy hút sữa
Cách vệ sinh phụ kiện máy hút sữa điện

Vệ sinh phụ kiện máy hút sữa sau mỗi lần sử dụng

Ngay sau khi sử dụng, mẹ hãy tháo các bộ phận của máy hút sữa để vệ sinh. Các bộ phận cần được vệ sinh cho máy hút sữa cầm tay và máy hút sữa điện đã đưa ra trong mục 1.

– Bình trữ sữa, cổ bình, phễu hút, tay cầm, đế bình: sử dụng cọ rửa bình và nước rửa bình để làm sạch

– Van trắng, van vàng, van gió: rửa nhẹ bằng nước ấm, không luộc trong nước sôi

– Dây dẫn silicone: pha nước rửa bình với nước ấm sau đó cho chạy qua dây dẫn silicone để làm sạch rồi xả lại với nước sạch. Tiệt trùng trong máy tiệt trùng và sấy khô. Lưu ý dây dẫn silicone rất dễ mất đi màu trong ban đầu mà chuyển sang màu trắng đục sau 1 thời gian sử dụng nên việc vệ sinh dây dẫn phải cực kỳ cẩn trọng. Mẹ có thể dùng 1 dây thép mảnh sau đó cuộn bông gòn tẩm 1 chút cồn và vệ sinh dây.

– Động cơ điện, hộp pin: đối với động cơ liên quan đến pin, điện mẹ dùng khăn ẩm vệ sinh bề mặt. Tránh không dùng khăn ướt và không vệ sinh phần tiếp xúc trực tiếp với điện, pin. 

Sau khi rửa sạch với nước, mẹ để các phụ kiện khô tự nhiên trên giá đựng hoặc mang đi tiệt trùng, sấy khô trong máy tiệt trùng.

3. Những lưu ý khi vệ sinh phụ kiện máy hút sữa

– Không sử dụng nước rửa bát thông thường để vệ sinh phụ kiện máy hút sữa

– Không nên rửa dụng cụ bằng nước thông thường vì sữa mẹ có hàm lượng protein lớn, nếu chỉ sử dụng nước thông thường không đủ để làm sạch

– Không dùng dung dịch tẩy rửa mạnh, có tính ăn mòn cao

cách vệ sinh phụ kiện máy hút sữa
Lưu ý khi vệ sinh dụng cụ máy hút sữa

– Người vệ sinh, tiệt trùng phụ kiện hút sữa cần rửa sạch tay trước khi bắt đầu

– Tiệt trùng dụng cụ luôn đảm bảo nhiệt độ thấp nhất từ 80 – 100 độ C trong 5 – 10 phút. Chỉ được tiệt trùng các phụ kiện mà nhà sản xuất quy định và tần suất 1 lần/ngày

– Với van máy hút sữa mẹ phải hết sức nhẹ tay vì rất dễ rách, thủng

4. Khi nào cần thay thế phụ kiện máy hút sữa?

Dùng máy hút sữa 1 thời gian, phụ kiện của máy hút sữa như van, dây dẫn, bình trữ sữa, … sẽ có thể bị rách, hỏng, mất, … và cần thay thế.

– Van trắng: sau khoảng 2 – 3 tháng hoặc khi bị trầy, xước, rách, thủng nên thay

– Dây dẫn silicone: dây dẫn dạng ống rất khó vệ sinh và làm khô nên thường bị ẩm, hấp hơi, điều này dễ dẫn đến việc dây bị mốc, thủng. Nên thay ngay khi thấy dây dẫn bị mốc

– Van vàng: thay khi hỏng

– Bình trữ sữa, cổ phễu, phễu hút: cần thay khi phụ kiện chuyển sang ố vàng hoặc không có khả năng làm sạch nữa

Đó là tất cả các bước mẹ cần làm để vệ sinh phụ kiện máy hút sữa. Đọc thì nhiều như vậy thôi nhưng khi bắt tay vào làm thì không mất quá nhiều thời gian đâu mẹ nhé!

>>> Tin liên quan:

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

BÌNH LUẬN

THEO DÕI

22,309FansLike
2,508FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
spot_imgspot_img

BÀI VIẾT HAY NHẤT