[HỎI – ĐÁP] Tắc tia sữa chườm nóng hay lạnh để hết tắc tia sữa hoàn toàn

Câu hỏi: “Chào admin, mình mới sinh bé được vài ngày mà bị tắc tia sữa đến 3 lần. Cảm giác rất đau tức, khó chịu. Em lên cộng đồng các mẹ bỉm sữa hỏi thì được nhiều mẹ khuyên nên chườm nóng, có mẹ khuyên nên chườm lạnh. Vậy không biết là khi bị tắc tia sữa chườm nóng hay chườm lạnh sẽ hết hoàn toàn? Em rất sợ cảm giác lại bị tắc tia sữa, đau nhức, khó chịu lắm ad ạ. Mong sẽ nhận được câu trả lời từ ad. Em cảm ơn.”

Trả lời: Đầu tiên xin cảm ơn câu hỏi của mẹ bỉm sữa đã gửi về website mayvatsuame.com, tình trạng tắc tia sữa ở các mẹ sau sinh là điều thường xuyên gặp, mẹ không cần quá lo lắng về chuyện này. Về câu hỏi bị tắc tia sữa nên chườm nóng hay chườm lạnh, xin được trả lời trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân gây tắc tia sữa

Trước tiên cần hiểu rõ về biểu hiện và nguyên nhân tắc tia sữa ở các mẹ sau sinh. Thông thường khi gặp tình trạng tắc tia sữa, mẹ sẽ cảm thấy hai vú cương cứng, rất đau, nóng, nhiều trường hợp còn bị sốt vừa hoặc sốt cao. Sữa không chảy ra được khi bé bú hoặc khi mẹ vắt sữa, sẽ thấy có những khối tròn bề mặt gồ ghề, mật độ cứng với nhiều kích thước khác nhau, khi chạm vào rất đau.

tắc tia sữa chườm nóng hay lạnh
Tắc tia sữa tạo cảm giác đau nhức, khó chịu, bực dọc

Giống như cảm giác như trên mẹ chia sẻ, tắc tia sữa có đau không, câu trả lời là tắc tia sữa gây đau đớn, khó chịu và bực dọc trong tâm lý. Nếu để lâu còn dẫn đến tình trạng viêm tuyến vú, áp – xe tuyến vú, lâu hơn nữa có thể dẫn đến xơ hóa hoặc u xơ tuyến vú. Đó là đối với mẹ, còn đối với bé, việc mẹ tắc tia sữa sẽ ảnh hưởng đến quá trình tạo sữa, con không có sữa mẹ làm thức ăn.

  • Mẹ sau sinh không cho con bú sớm và bú thường xuyên. Với các mẹ sinh non hoặc sinh em bé nhưng không được tiếp xúc mẹ con thì việc không cho con bú được là điều có thể xảy ra. Trong khoảng tuần đầu sau khi sinh bé, sữa về là sữa non khá đặc, sánh, nếu mẹ không cho con bú được hoặc không hút được sữa này ra ngoài thì rất có thể sẽ dẫn đến tắc tia sữa gây đau nhức.
  • Không vắt sữa thừa sau khi con bú: khuyến cáo của bác sĩ nhi khoa, mẹ nên cho con bú đủ sau đó dành thời gian vắt lượng sữa còn dư, đây là cách giúp dự trữ sữa cho bé cũng giúp cơ thể mẹ tái tạo sữa tốt hơn trong những lần sau
  • Nhiễm khuẩn đầu ty: đầu ty mẹ là nơi tiếp xúc trực tiếp với khoang miệng của con và nếu vệ sinh không tốt dễ dẫn đến nhiễm khuẩn đầu ty. Khi đầu ty nhiễm khuẩn sẽ cản trở khả năng hoạt động của tia sữa từ đó dẫn đến tắc tia sữa
  • Tắc tia sữa do căng thẳng tinh thần hoặc do chế độ dinh dưỡng của mẹ không hợp lý

2. Tắc tia sữa nên chườm nóng hay chườm lạnh?

Chườm là phương pháp được khá nhiều mẹ sử dụng khi gặp tình trạng tắc tia sữa vì có thể giảm ngay cảm giác căng tức ngực. Vậy khi bị tắc tia sữa nên chườm nóng hay lạnh?

tắc tia sữa chườm nóng hay lạnh
Tắc tia sữa nên chườm nóng hay chườm lạnh?

Tắc tia sữa có nên chườm nóng?

Chườm nóng là việc sử dụng khăn ấm nhiệt độ khoảng trên 40 độ C để chườm lên vùng bầu ngực bị đau nhức. Đây là phương pháp giúp tăng tuần hoàn tại chỗ, máu sẽ lưu thông đến vùng bị tổn thương nhanh chóng, dây chằng và cơ được thả lỏng, gây sung huyết cục bộ vì vậy trong những trường hợp khí huyết không thông nên sử dụng phương pháp này.

Phương pháp chườm ngực nóng sau sinh này còn giúp kích thích gọi sữa về trước khi cho bé bú hoặc trước khi mẹ tiến hành vắt sữa. 

Tắc tia sữa chườm đá lạnh có đỡ không?

Phương pháp chườm đá lạnh có tác dụng làm giảm sưng, giảm thân nhiệt do chấn thương. Tuy nhiên với việc bị tắc tia sữa thì sẽ hạn chế chườm lạnh vì không có nhiều tác dụng. 

tắc tia sữa chườm nóng hay lạnh
Tắc tia sữa chườm đá lạnh không mang lại nhiều tác dụng

Như vậy, với câu hỏi tắc tia sữa nên chườm nóng hay chườm lạnh, mẹ nên lựa chọn phương pháp chườm nóng vì phương pháp này sẽ làm các khối sữa đông tan ra, khơi thông dòng chảy cho sữa. Các vật dụng chườm nóng có thể là chai nước ấm, các loại lá hơ nóng hoặc xôi nóng.

3. Phương pháp điều trị tắc tia sữa gây đau nhức khác

Ngoài việc chườm nóng để điều trị bệnh tắc tia sữa gây đau nhức, mẹ có thể áp dụng thêm 1 số cách giảm ngay triệu chứng căng tức bầu ngực

tắc tia sữa chườm nóng hay lạnh
Giảm tắc tia sữa sau sinh bằng cách massage, hút sữa…
  • Massage: đây cũng là việc mà mẹ thường xuyên làm trước khi tiến hành cho con bú hoặc hút sữa bằng máy vì có thể gọi sữa về nhanh hơn. Không chỉ vậy, massage bầu ngực còn giúp giảm tình trạng căng tức do tắc tia sữa. Mẹ dùng 1 bàn tay đè ép bầu vú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau và ép lên thành ngực. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí tắc sữa. “Day ép” chứ không phải là “xoa”, bởi vì chỉ có lực khi day ép mới có tác dụng đối với vị trí tắc sữa nằm ở sâu bên trong bầu vú và mới có thể làm tan chỗ tắc sữa.
  • Hút sữa: khi tuyến sữa không lưu thông, việc tắc tia sữa sẽ xảy ra. Lúc này mẹ hãy dùng dụng cụ hút sữa, hút với lực mạnh, hút sữa ra ngoài. Tuy nhiên phương pháp này sẽ chỉ dùng được khi biểu hiện tắc tia sữa mới bắt đầu. Khi đã bị tắc tia sữa lâu, đóng cục lại thì dùng dụng cụ hút sữa không còn tác dụng nữa
  • Vật lý trị liệu hoặc dùng đèn hồng ngoại: 2 phương pháp này thường sẽ được chỉ định điều trị khi mẹ bỉm sữa đến khám tại các bệnh viện. Ưu điểm là nhanh chóng xử lý vấn đề tắc tia sữa gây đau nhức, không gây biến chứng và thường sẽ không tái phát. Tuy nhiên phương pháp này sẽ tốn kém chi phí hơn các phương pháp trên 1 chút. Mẹ có thể tham khảo cách chữa viêm tắc tuyến sữa bằng vật lý trị liệu tại đây.

Trên đây là giải đáp về câu hỏi của mẹ bỉm sữa tắc tia sữa nên chườm nóng hay lạnh. Hy vọng mẹ sẽ hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như các phương pháp điều trị tắc tia sữa hiệu quả.

>>> Tin liên quan:

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

BÌNH LUẬN

THEO DÕI

22,309FansLike
2,508FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
spot_imgspot_img

BÀI VIẾT HAY NHẤT