Chia sẻ cách rã đông sữa mẹ bằng máy hâm sữa an toàn cho bé bú

Với các mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ thì chắc chắn việc hút, trữ và rã đông là điều thường xuyên phải làm trong ngày. Bài viết trước mayvatsuame.com đã hướng dẫn các mẹ cách hút và trữ đông sữa mẹ trong tủ lạnh. Bài này sẽ hướng dẫn rã đông sữa mẹ bằng máy hâm sữa cực đơn giản và an toàn. 

1. Sai lầm thường gặp khi rã đông sữa mẹ

Các mẹ khi rã đông sữa cho con thường sẽ gặp phải những sai lầm dưới đây:

– Cho sữa từ ngăn đá tủ lạnh vào nước ấm, nước nóng để rã đông nhanh hơn. Cách làm này sẽ làm cho sữa biến chất vì thay đổi nhiệt độ quá đột ngột

– Rã đông sữa mẹ trong nước quá nóng: đây là cách làm của nhiều mẹ khi cần sữa gấp cho con. Cách làm này không chỉ khiến sữa biến chất mà còn dễ làm trẻ bị bỏng khi uống

– Rã đông sữa mẹ trong lò vi sóng: đây là cách rã đông sữa mẹ được rất nhiều mẹ áp dụng vì tiện. Chỉ cần bỏ sữa vào lò rồi bấm nút quay, vài phút sau đã có sữa cho con uống rồi. Vậy nhưng cách làm này sẽ không làm cho sữa ấm đều mà dễ khiến sữa chỗ nóng, chỗ lạnh, uống vào không tốt cho sức khỏe của bé các mẹ ạ.

rã đông sữa mẹ bằng máy hâm sữa
Rã đông sữa mẹ trong lò vi sóng

– Rã đông cả túi, dùng nửa túi: đây cũng là sai lầm mà khá nhiều mẹ mắc phải khi rã đông sữa cho con. Đối với sữa đã rã đông, đã hâm nóng thì không nên trữ đông lại nữa vì sữa đã ra ngoài môi trường thường bảo quản không được bao lâu nữa. Trường hợp bảo quản không tốt còn dễ sinh vi khuẩn. Vậy nên khi rã đông sữa, các mẹ lưu ý chỉ rã đông đủ lượng sữa cho con uống trong 1 cữ thôi nhé. Hoặc là ngay từ khi mẹ trữ sữa, hãy chia thành các túi sữa đủ uống cho con.

– Trộn sữa: ngoài việc rã đông quá nhiều khiến con uống dư thừa, nhiều mẹ cất đi phần thừa sau đó để dành đến cữ sau rã đông thêm 1 phần khác rồi trộn 2 phần lại với nhau. Khuyên mẹ nên bỏ sữa bé uống dư đi để tránh ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của con.

2. Rã đông sữa mẹ như thế nào?

Mách mẹ cách rã đông sữa mẹ an toàn khi đã bảo quản sữa trong tủ lạnh để sữa giữ được trọn vẹn dinh dưỡng.

Cách rã đông sữa mẹ được bảo quản trong ngăn đá

Đối với sữa mẹ được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh, mẹ có thể bảo quản đến 6 tháng. Vì vậy mà mẹ nên ghi ngày, tháng, năm vắt sữa ra để phân biệt “hạn sử dụng” của từng bịch sữa mẹ nhé!

– Cho túi trữ sữa cần rã đông xuống ngăn mát tủ lạnh từ đêm hôm trước rồi để qua đêm cho sữa tan đá tuyết

– Kiểm tra túi sữa đã tan hoàn toàn hay chưa? Thông thường mẹ chuyển sữa từ ngăn đá xuống ngăn bảo quản mát sữa sẽ được rã đông an toàn hơn. Đến sáng hôm sau gần như sữa đã tan hoàn toàn. Mẹ lắc lắc nhẹ túi sữa để cho lớp béo bám trên thành cũng hoàn vào sữa lỏng

– Ngâm túi trữ sữa trong nước ấm khoảng 40 độ C trong vòng từ 4 – 6 phút hoặc đến khi mẹ cảm thấy sữa không còn lạnh mà chuyển qua cảm giác ấm là được. Đối với cách rã đông và hâm sữa thủ công này sẽ hơi lách cách cho mẹ là phải dùng nhiệt kế đo nhiệt độ nước pha sữa hoặc phải dùng tay để cảm nhận nhiệt độ

>>> Có thể bạn quan tâm: Bật mí mua túi trữ sữa mẹ loại nào tốt, an toàn và tiện lợi nhất

Cách rã đông sữa mẹ được bảo quản trong ngăn mát

Đối với việc bảo quản sữa mẹ sau khi vắt trong ngăn mát tủ lạnh, mẹ chỉ nên cho bé sử dụng sữa trong vòng 48 tiếng. Nếu quá thời gian này, tuyệt đối không cho con dùng nữa.

Tương tự như bước mẹ đã thực hiện ở trên, mẹ hãy ngâm sữa trong nước ấm 40 độ khoảng 4 – 6 phút hoặc cho đến khi mẹ cảm nhận sữa ấm là có thể cho bé sử dụng

rã đông sữa mẹ bằng máy hâm sữa
Rã đông sữa mẹ trong máy hâm sữa

Hướng dẫn cách rã đông sữa mẹ bằng máy hâm sữa

Đây được xem là cách rã đông sữa mẹ cho bé bú an toàn và tiện lợi nhất, mẹ sẽ không phải dựa vào cảm giác hay dùng thêm nhiệt kế đo nhiệt độ sữa nữa.

– Đầu tiên mẹ cũng sẽ làm tan tuyết trong sữa nếu bảo quản sữa trong ngăn đá

– Khi sữa đã tan tuyết và đạt trạng thái lỏng đều, mẹ cho khoảng 110ml nước vào thân máy hâm sữa. Tiếp theo cho bình trữ sữa của bé vào giữa thân máy, vặn núm điều chỉnh nhiệt đến mức 40 độ C

– Sau khoảng 6 – 10 phút, đèn báo trên thân máy ngắt. Như vậy là mẹ đã hoàn thành việc rã đông và hâm sữa cho con bằng máy hâm sữa. Đơn giản hơn rất nhiều so với việc ngâm sữa trong nước ấm phải không mẹ?

3. Một vài vấn đề có thể gặp khi rã đông sữa mẹ bằng máy hâm sữa

Trong khi rã đông sữa mẹ, có thể sẽ xảy ra một số vấn đề như sau:

– Bật máy hâm sữa ở nhiệt độ 40 độ C, đèn báo mà sữa vẫn lạnh: trường hợp này rất có thể mẹ đã dùng sữa còn nguyên tuyết, chưa được rã đông trong ngăn mát để hâm nên mới bị vậy.

– Hâm sữa quá 10 phút vẫn không thấy ấm: trường hợp này ngoài việc mẹ đã hâm sữa đóng tuyết ra thì có thể do lượng nước mẹ cho vào thân máy quá nhiều (hơn 110ml) nên khiến cho thời gian hâm sữa sẽ lâu hơn

Trên đây là chia sẽ về cách rã đông sữa mẹ bằng máy hâm sữa mà mẹ có thể tham khảo. Chúc mẹ và bé có một khởi đầu trọn vẹn cùng những bình sữa mẹ ngọt ngào, giàu dinh dưỡng.

>>> Tin liên quan:

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

BÌNH LUẬN

THEO DÕI

22,309FansLike
2,508FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
spot_imgspot_img

BÀI VIẾT HAY NHẤT